Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2010 bị phản bội trong 'Yêu chồng bạn thân'
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ ba ngày 25.2.2025.KQXS Bến Tre, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đắk Lắk, Quảng Nam...ngày 25.2.2025 ngày 25.2.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.Dừng ngay những thói quen này nếu không muốn ‘rước’ bệnh nan y vào người
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Cô gái chờ đợi qua 0 giờ sáng giữa trung tâm TP.HCM để dạy chữ cho 2 cậu bé
Chiều 12.2, tiếp tục chương trình kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).Tại dự thảo luật trước đây, Bộ Nội vụ - cơ quan chủ trì soạn thảo từng đề xuất tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND.Tuy nhiên, trong tờ trình của Chính phủ vừa trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã chỉnh lý theo hướng giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như luật hiện hành. Theo đó, tại tất cả các đơn vị hành chính các cấp tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. Quy định này để bảo đảm việc tiếp tục thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại một số thành phố trực thuộc T.Ư theo luật Thủ đô và các nghị quyết của Quốc hội.Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn.Cùng đó là giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND; giao thẩm quyền cho HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn của địa phương…Về cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND, dự thảo luật cơ bản kế thừa luật hiện hành và giao Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch UBND các cấp, số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.UBND ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể kết hợp với trách nhiệm cá nhân của chủ tịch UBND và từng thành viên UBND. Đồng thời quy định rõ các nhiệm vụ của UBND phải thảo luận và quyết định tập thể; các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND được ủy quyền cho chủ tịch UBND thực hiện; quy định theo hướng mở rộng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng của chủ tịch UBND.Trình bày báo cáo thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục kế thừa luật hiện hành về số lượng đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch HĐND, số lượng các ban của HĐND thay vì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể như dự thảo luật.Điều này nhằm bảo đảm đồng bộ với quy định về số lượng đại biểu Quốc hội trong luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, thuận lợi cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang cận kề. Cơ quan thẩm tra nhận định, việc sửa đổi các quy định về số lượng đại biểu HĐND, cơ cấu tổ chức của HĐND nên được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước vào thời điểm thích hợp sau này.Về cơ cấu tổ chức của UBND, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng giảm bớt số lượng thành viên UBND các cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, đề cao vai trò và trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu UBND và cần bảo đảm nhất quán trong các quy định về cơ cấu tổ chức của UBND ở cả 3 cấp.Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc tiếp tục quy định về nguyên tắc hoạt động của UBND như luật hiện hành, song cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của chủ tịch UBND, từng thành viên UBND. Một số ý kiến đề nghị, về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cơ chế hoạt động của UBND theo hướng là cơ quan hành chính, làm việc theo chế độ thủ trưởng để đề cao tính chủ động và trách nhiệm của chủ tịch UBND.
Sáng 14.3, tại hà Nội, Tập đoàn Meta phối hợp Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) chính thức khởi động Chương trình thách thức đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.Chương trình năm nay tập trung vào dự án ViGen với nỗ lực tạo ra bộ dữ liệu tiếng Việt mã nguồn mở chất lượng cao để đào tạo, đánh giá và từ đó nâng cao hiệu quả của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), giúp các mô hình AI hiểu rõ hơn văn hóa, bối cảnh và cách diễn đạt trong tiếng Việt. Nhằm hỗ trợ dự án, Tập đoàn Meta sẽ đóng góp các bộ dữ liệu mã nguồn mở từ chương trình AI và dữ liệu vì lợi ích cộng đồng của mình, bao gồm những thông tin chi tiết về di chuyển và kết nối xã hội, cũng như dữ liệu đào tạo từ các bản đồ dân số có sự hỗ trợ của AI.Phát biểu tại buổi họp báo sáng nay, ông Sarim Aziz, Giám đốc Chính sách công tại Meta, chia sẻ: "AI là thành tố quan trọng đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Để phát triển được AI cần sự bao trùm, thu hút sự quan tâm của mọi người dù đó là người giàu hay người nghèo, đa dạng về giới, về văn hóa... Đây là dự án dành cho cả đất nước.Chúng tôi đóng góp hơn 20 bộ dữ liệu cho Việt Nam, về Việt Nam, thể hiện được văn hóa Việt Nam, được sử dụng dưới dạng nguồn mở. Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Việt Nam có thể sử dụng dữ liệu này để giải quyết các vấn đề trong nước".Theo ông Trần Việt Hùng, Nhà sáng lập & CEO của Tổ chức AI for Vietnam: "ViGen sẽ đóng góp cho cộng đồng những bộ dữ liệu lớn và chất lượng cao bằng tiếng Việt nhằm cải thiện hiện trạng tiếng Việt đang bị coi là một ngôn ngữ còn hiện diện hết sức khiêm tốn trong AI. Dự án này sẽ như con đường cao tốc đưa AI ứng dụng vào Việt Nam".Nhìn nhận AI đang chuyển đổi thế giới, ông Võ Xuân Hoài, Phó giám đốc NIC, phân tích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp đang sử dụng AI ngày càng phổ biến. Nhiều nội dung số, video được doanh nghiệp đưa lên các nền tảng mạng xã hội được tạo ra từ AI. AI cũng hiện diện rõ rệt trong khu vực công."Việc phát triển các tập dữ liệu Việt Nam quy mô lớn, chất lượng cao và mã nguồn mở để đào tạo, đánh giá AI đã trở thành ưu tiên cấp bách. Có bộ dữ liệu tiếng Việt không chỉ phục vụ doanh nghiệp mà còn phục vụ các cơ quan Chính phủ để có thể tận dụng thế mạnh của AI trong công việc.Dự án ViGen phù hợp với Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm thúc đẩy đột phá trong khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đòi hỏi nỗ lực chung từ các nhà hoạch định chính sách, nhóm nghiên cứu, nhà nghiên cứu, nhà phát triển, chuyên gia và người dùng", ông Hoài nói.Dự án ViGen khởi nguồn từ hợp tác ba bên giữa Tập đoàn Meta, NIC và Tổ chức AI for Vietnam. Trong đó, NIC đóng vai trò là đơn vị chủ quản, điều phối, bảo đảm dự án phù hợp với các mục tiêu quốc gia của Việt Nam. AI for Vietnam là đối tác triển khai dự án với những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Tập đoàn Meta. Các đối tác chiến lược bao gồm NVIDIA, Viettel, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Nam kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp: Những công trình đẹp nhất ở Sài Gòn
Các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang vội vã nắm bắt tình hình và phần nào “chữa cháy” sau tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng về ý tưởng Mỹ tiếp quản Gaza tái thiết dải đất này.CNN dẫn các nguồn thạo tin cho hay ý tưởng của ông Trump đã được ấp ủ một thời gian và dường như do chính tổng thống đề ra, thay vì được đội ngũ chuyên gia và cố vấn từng bước xây dựng và cuối cùng trình lên ông chủ Nhà Trắng.Các quan chức cho rằng quyết định này phần nào phản ánh bức tranh về sự bế tắc khi không có nước nào đưa ra được giải pháp hợp lý do vấn đề tái thiết Gaza nếu xung đột chấm dứt. Song, việc ông Trump công bố ý tưởng này khi đọc từ bản ghi chú đã gây sốc chính trường trong và ngoài nước, thậm chí nhiều cố vấn của ông Trump không biết trước ý tưởng này.Đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff đã đến Gaza vào tuần trước, trở lại Washington và báo cáo cho ông Trump cũng như trả lời phóng viên rằng Gaza không còn là nơi có thể sống được.“Đó là những tòa nhà có thể đổ bất cứ lúc nào. Không có bất kỳ tiện ích nào ở đó, không có nước, điện, khí đốt, không gì cả. Có Chúa mới biết loại dịch bệnh nào có thể đang hoành hành ở đó. Vì vậy, khi tổng thống nói về việc dọn dẹp nơi này, ông ấy nói về việc biến nơi này thành nơi có thể ở được. Đây là một kế hoạch dài hạn”, ông Witkoff nói với phóng viên hôm 4.2. Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nói rằng ông Trump có thể đã nghĩ về kế hoạch cho Gaza hậu chiến ngay từ khi chiến sự bùng phát ngày 7.10.2023.Trong các cuộc trò chuyện với trợ lý, ông Trump than thở về các bên khác trong khu vực Trung Đông thiếu những kế hoạch cụ thể về tái thiết Gaza. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết ông Trump đã suy nghĩ về ý tưởng trên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nó chưa được cụ thể hóa bằng văn bản vào thời điểm ông Trump tuyên bố ngày 3.2.Thông tin tin từ chuyến thăm Gaza của ông Witkoff ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định của ông Trump, song các quan chức trong Nhà Trắng, thậm chí phía Israel không nghĩ nhà lãnh đạo Mỹ lại đưa ra tuyên bố sớm như vậy, trong khi thiếu kế hoạch chi tiết, theo The New York Times.Một số thành viên nội các và nghị sĩ Cộng hòa đã bất ngờ trước thông tin này. Ý tưởng về Gaza nêu trên không được ông Trump đề cập trong cuộc gặp kín với thành viên đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban quân vụ thượng viện Mỹ tuần trước.Đài CNN cho hay Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio lần đầu nghe nói đến ý tưởng tiếp quản Gaza khi đang xem TV về buổi họp báo của ông Trump sau cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Phần lớn thông tin và công việc về vấn đề Trung Đông được cho là đã chuyển sang cho ông Steve Witkoff phụ trách, do đó công việc của ông Rubio liên quan khu vực này đã giảm đáng kể. Trong ngày 5.2, ông Rubio giải thích rằng tổng thống Mỹ không có ý thù địch và kế hoạch di dời người dân tại Gaza chỉ là tạm thời trong thời gian dọn dẹp đống đổ nát sau hơn 1 năm chiến sự.Về phía Israel, không rõ Thủ tướng Netanyahu đã nghe thông tin nào trong cuộc gặp ông Trump, song truyền thông Mỹ đưa tin nụ cười trên khuôn mặt khi ông Trump tuyên bố phần nào cho thấy nhà lãnh đạo Israel thích những điều đã nghe được.Trong một số cuộc thảo luận hồi năm ngoái, ông Trump đã nhiều lần nhấn mạnh giá trị ven biển Dải Gaza, cho rằng đây là vị trí đắc địa để phát triển bất động sản. Con rể của ông Trump Jared Kushner, người từng là cố vấn tại Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cũng gọi khu vực bờ sông tại Gaza “rất có giá trị”.Sau khi ông Trump nhậm chức, Tổng thống Mỹ cũng đưa ra những gợi ý về kế hoạch tại Gaza. “Đó là một vị trí tuyệt vời, với bờ biển và thời tiết tuyệt vời. Mọi thứ đều tốt. Một số điều đẹp đẽ có thể được thực hiện tại đây”, ông Trump nói sau khi tuyên thệ nhậm chức, khẳng định sẽ xây dựng Gaza thành một nơi “mang tầm quốc tế và kinh ngạc”.Tuy nhiên, việc không loại trừ khả năng điều động quân đội đến Gaza cho kế hoạch xây dựng đã đi ngược lập trường lâu nay của ông Trump, người nhiều lần chỉ trích sự can dự của Mỹ vào nước ngoài và muốn rút dần quân đội Mỹ về nước.